Địa chỉ: Xã Tịnh Ấn Tây, TP. Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi
Địa chỉ: Xã Tịnh Ấn Tây, TP. Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi

TRẠM Y TẾ XÃ TỊNH GIANG

Địa chỉ: Thôn Cù Và, xã Tịnh Giang, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi

Email: …………………….

Trạm Y tế Tịnh Giang

”SÁNG Y ĐỨC – VỮNG CHUYÊN MÔN – VUÔNG TRÒN HẠNH PHÚC”

I. Sơ lược đặc điểm, tình hình và cơ cấu tổ chức:

1. Đặc điểm, tình hình:

 - Trụ sở Trạm y tế Tịnh Giang đóng trên ở thôn Cù Và, xã Tịnh Giang, huyện Sơn Tịnh, Tỉnh Quảng Ngãi. Điện thoại:   0553. 844735

 - Được thành lập ngày 1965 (lúc đó là Ban y tế xã) và  hoạt động liên tục đến nay.

 - Trạm đã đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã vào tháng 02/2010.

 - Tịnh Giang là một xã miền núi nằm ở địa đầu của huyện ,cách trung tâm huyện 15km, với tổng dân số 7.835 người, được phân bố trên 5 thôn và vùng kinh tế giáp ranh của xã, địa bàn cách trở, dân cư phân bố thưa thớt, người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp, là nơi giao lưu của nhân dân các huyện Sơn Hà, Tư Nghĩa và Trà Bồng nên nguy cơ xảy ra dịch bệnh rất cao, tình hình dịch bệnh rất phức tạp.

2. Cơ cấu tổ chức:

Tổng số nhân lực của Trạm y tế gồm chế 07 cán bộ, trong đó có : 01 BS làm Trưởng trạm , 01 Y sĩ đa khoa , 01 Y sĩ sản nhi , 01 NHS Trung học, 02 Điều dưỡng  và 01 DS cao đẳng. Cùng với 05 nhân viên Y tế thôn và 10 cộng tác viên dân số, cụ thể.

- Bác sỹ Vũ Minh Phương - Trạm trưởng, phụ trách chung

Y sỹ Huỳnh Thị Minh Phương, Phó Trạm trưởng, Tổ Trưởng công Đoàn

- ĐD Tạ Thị Tuyết Nga

NHS Nguyễn Thị Lệ Thu phụ trách Dân số-Kế hoạch hóa gia đình

Y sỹ Nguyễn Thanh Long

Điều Dưỡng Hà Thị Bích Mai

Dược sỹ Trương Nguyễn Thị Anh Đào

II. Quá trinh hình thành và phát triển:

Trạm y tế xã được thành lập từ năm 4/1965, sau ngày Tịnh Giang được giải phóng; Toàn xã chưa có một cơ sở y tế khám, chữa bệnh cho người dân; mọi ốm đau bệnh tật đều dựa vào các cở sở y tế quân đội đóng trên đại bàn. Những ngày đầu thành lập Trạm y tế ( Ban y tế xã ) được giao nhiệm vụ sơ cứu đơn giản, do Y tá Võ Thị Đương phụ trách. Với cơ sở vật chất hầu như không có gì, ở giữa vùng dân cư thưa thớt nên hoạt động vô cùng khó khăn, Trạm Y tế xã chưa được hình thành. Tuy vậy, với ý chí quyết tâm và lòng nhiệt huyết của người cán bộ ngành y và được sự đùm bọc của nhân dân địa phương, Trạm y tế đã từng bước ổn định, đi vào hoạt động trong suốt thời gian chống Mỹ cứu nước. Với những nỗ lực và thành công đó của tập thể cán bộ Ban y  tế xã  đã góp phần không nhỏ vào thành công chung của dân tộc trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.

          Sau ngày  đất nước được hoaàn toàn giải phóng,  vào tháng 5/1975 trước nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân, cùng với sự phát triển của nhân lực ngành y tế, sự tăng nhanh của dân số, cơ sở Trạm y tế xã Tịnh   Giang chính thức được xây dựng bằng tre nứa do công sức của nhân dân đóng góp, do Y sỹ Huỳnh Văn Phụng phụ trách cùng với các nhân viên y tế từ chiến trường trở về tham gia. Với nhiệm vụ thiêng liêng được giao phó, Trạm y tế đã trở thành một trong những tập thể điển hình, thể hiện sự ưu việt của chế độ mới, góp phần làm cho nhân dân  thêm tin tưởng và đi theo con đường của Đảng.

            Năm 1979 Trạm y tế chuyển về xây dựng cạnh UBND xã Tịnh Giang ( thuộc đội 3, thôn An Hòa), cơ sở vật chất cũng được xây dựng mới với vách gạch, che mái tôn với 4 giường bệnh và một số phương tiện và thuốc sơ cấp cứu. Trong thời gian này do YS Huỳnh Văn Phụng phụ trách cùng với sự tham gia của 3 nhân viên y tế.

           Đến tháng 01/1987 được sự điều động của Phòng y tế huyện Sơn Tịnh và sự phân công của địa phương YS Vũ Minh Phương làm trưởng Trạm y tế Tập thể cán bộ đã cùng chung tay vượt qua gian khó, hoàn thành nhiệm vụ Đảng và nhân dân giao phó.

           Đến năm 1993 Trạm y tế xã Tịnh Giang được chuyển về xây dựng mới tại thôn Cù Và, xã Tịnh Giang, qua quá trình tu sửa và xây dựng đến nay trạm đã là ngôi nhà 2 tầng cấp III với diện tích xây dựng 192m2  với 12 phòng chức năng đi vào hoạt động ngày càng hiệu quả.

III. Chức năng, nhiệm vụ:

1. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật:

a) Về y tế dự phòng:

- Thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về tiêm chủng vắc xin phòng bệnh;

- Giám sát, thực hiện các biện pháp kỹ thuật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS, bệnh không lây nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân; phát hiện và báo cáo kịp thời các bệnh, dịch;

- Hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về vệ sinh môi trường, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tại cộng đồng; phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn; y tế học đường; dinh dưỡng cộng đồng theo quy định của pháp luật;

- Tham gia kiểm tra, giám sát và triển khai các hoạt động về an toàn thực phẩm trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật.

b) Về khám bệnh, chữa bệnh; kết hợp, ứng dụng y học cổ truyền trong phòng bệnh và chữa bệnh:

- Thực hiện sơ cứu, cấp cứu ban đầu;

- Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng theo phân tuyến kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật;

- Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh bằng các phương pháp dùng thuốc và các phương pháp không dùng thuốc; ứng dụng, kế thừa kinh nghiệm, bài thuốc, phương pháp điều trị hiệu quả, bảo tồn cây thuốc quý tại địa phương trong chăm sóc sức khỏe nhân dân;

- Tham gia khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự

c) Về chăm sóc sức khỏe sinh sản:

- Triển khai các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về quản lý thai; hỗ trợ đẻ và đỡ đẻ thường;

- Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em theo phân tuyến kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật.

d) Về cung ứng thuốc thiết yếu:

- Quản lý các nguồn thuốc, vắc xin được giao theo quy định;

- Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả;

- Phát triển vườn thuốc nam mẫu phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương.

đ) Về quản lý sức khỏe cộng đồng:

- Triển khai việc quản lý sức khỏe hộ gia đình, người cao tuổi, các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân, bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính;

- Phối hợp thực hiện quản lý sức khỏe học đường.

e) Về truyền thông, giáo dục sức khoẻ:

- Thực hiện cung cấp các thông tin liên quan đến bệnh, dịch; tiêm chủng; các vấn đề có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và tuyên truyền biện pháp phòng, chống;

- Tổ chức tuyên truyền, tư vấn, vận động quần chúng cùng tham gia thực hiện công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân; công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình.

2. Hướng dẫn về chuyên môn và hoạt động đối với đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản:

a) Đề xuất với Trung tâm Y tế huyện về công tác tuyển chọn và quản lý đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản;

b) Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật đối với nhân viên y tế thôn, bản làm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và cô đỡ thôn, bản theo quy định của pháp luật;

c) Tổ chức giao ban định kỳ và tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn đối với đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản theo phân cấp.

3. Phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình; thực hiện cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình theo phân tuyến kỹ thuật và theo quy định của pháp luật;

4. Tham gia kiểm tra các hoạt động hành nghề y, dược tư nhân và các dịch vụ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân:

a) Tham gia, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong công tác kiểm tra, giám sát hoạt động hành nghề y, dược tư nhân, các dịch vụ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã;

b) Phát hiện, báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động y tế vi phạm pháp luật, các cơ sở, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm an toàn thực phẩm, môi trường y tế trên địa bàn xã.

5. Thường trực Ban Chăm sóc sức khỏe cấp xã về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn:

a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chăm sóc sức khoẻ, xác định vấn đề sức khỏe, lựa chọn vấn đề sức khoẻ ưu tiên trên địa bàn, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt và làm đầu mối tổ chức triển khai thực hiện sau khi kế hoạch được phê duyệt;

b) Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn, trình Giám đốc Trung tâm Y tế huyện phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện sau khi kế hoạch được phê duyệt.

6. Thực hiện kết hợp quân - dân y theo tình hình thực tế ở địa phương.

7. Chịu trách nhiệm quản lý nhân lực, tài chính, tài sản của đơn vị theo phân công, phân cấp và theo quy định của pháp luật.

8. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật.

9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm Y tế huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.

III. Thành tích đã đạt được:

 

Trạm y tế xã Tịnh Giang nằm giữa ngã ba tiếp xúc của dòng Sông Giang hiền hoà và dòng sông Trà thơ mộng; là nơi xuất xứ có trong ca khúc “ Quảng Ngãi nhớ thương” đã đi vào lòng người. Với vị thế có được, Trạm y tế luôn vững bước đi lên, thực hiện tốt nhiệm vụ “ Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân” trong địa bàn xã cũng như nhân dân các địa phương lân cận.

Trải qua hơn 55 năm nhìn lại một chặng đường xây dựng và phát triển; cán bộ Trạm y tế tự hào khẳng định đó là hành trình nhiều khó khăn, thử thách, gian khổ sông cũng rất vẻ vang, cụ thể như sau:

Một số hình ảnh hoạt động:

LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập:

Tổng số lượt xem:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN SƠN TỊNH

Chịu trách nhiệm nội dung: Mai Hữu Hậu - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Sơn Tịnh
Email: ttytsontinh@gmail.com - ttytst-syt@quangngai.gov.vn
Địa chỉ: Xã Tịnh Ấn Tây, TP. Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi
Tel: 02553.842.195 * Fax: 02553.842.195